Ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt luôn khiến cho chúng ta dễ bị lầm tưởng bởi những cụm từ tưởng chừng là phát âm sắc gần giống nhau nhưng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Như đối với dịch vụ tang lễ, giữa hai cụm từ “mai táng” và “tang lễ” luôn dễ bị lầm tưởng là một khi mang các âm sắc gần giống nhau. Tưởng chừng là mang cùng một ý nghĩa nhưng với 2 cụm từ này lại thể hiện 2 hành động khác nhau trong dịch vụ tang lễ mà mọi người cần phải chú ý.
Vậy để hiểu rõ hơn về hai cụm từ này, mời các bạn cùng theo dõi Trại hòm Duyên Thuận Thọ để được hiểu rõ hơn nhé
Mai táng là gì?
Mai táng được biết đến là một cụm từ nói chung để thể hiện một nghi thức tiễn biệt người thân đã khuất sau khi qua đời. Nó bao gồm các hình thức mai táng như: an táng, hỏa táng, thủy táng, thiên táng…. Đồng thời, ở một số quốc gia khác nhau sẽ còn có nhiều hình thức mai táng khác nhau nữa.
Do đó, khi nghe đến cụm từ « mai táng » này, người ta sẽ hiểu ngay là liên quan đến người đã khuất, cũng như cụm từ này đi liền với sự mất mát, đau thương. Bởi thế, chỉ khi có người qua đời thì từ ngữ này mới được đề cập tới.
Ý nghĩa của việc mai táng
Đồng thời, ý nghĩa sâu sắc của việc mai táng này cũng rất quan trọng đối với người đã khuất cũng như với gia đình của họ. Khi đây là nghi thức quan trọng để người thân lần cuối cùng được thể hiện sự tôn trọng, thương xót đối với người thân của mình. Cũng như đây được xem là lễ tiễn biệt cuối cùng để tiễn biệt người thân của mình về cõi vĩnh hằng.
Do đó, việc mai táng luôn được các gia đình chú trọng và chuẩn bị tươm tất để hoàn tất nghĩa vụ cuối cùng của mình dành cho người thân ở trần gian.
Các hình thức mai táng hiện nay tại Việt Nam
1. Địa táng (thổ táng)
Đây được xem là hình thức mai táng phổ biến nhất ở Việt Nam chúng ta ngày xưa và mãi cho đến bây giờ vẫn còn được áp dụng rộng rãi. Đến với hình thức mai táng này, gia đình sẽ lựa chọn chôn người đã khuất xuống đất vĩnh viễn, trừ khi có những biến cố xảy ra với gia đình người thân như: «có người ốm nặng, mất mùa, cửa nhà sa sút, chết bất đắc kì từ….thì gia đình buộc phải cải táng thi hài lên.
Bên cạnh đó, còn một loại chôn xuống đất một thời gian nhất định (tùy theo tập tục của vùng miền). Sau đó thì bắt buộc phải cải táng, lấy xương cốt còn lại đem đi chôn lần nữa ở một chỗ khác hay địa điểm cũ, nhưng lần này mới là chôn vĩnh viễn.
2. Hỏa táng
Hay còn được gọi là hỏa thiêu. Đây là hình thức xử lý thi hài bằng cách đốt cháy thành tro, với người xưa thường dùng gỗ để hỏa thiêu thi hài. Còn với thời nay, người ta sử dụng phương pháp sử dụng các lò hỏa thiêu bằng điện để đốt cháy thi hài người đã mất. Sau đó, theo tùy theo phong tục mà người ta sẽ bỏ vào bình kín và thờ phượng tại nhà, tại chùa, nhà thờ…hoặc ở một nơi công cộng nào đó theo nguyện vọng của người đã khuất và gia đình.
Đối với hình thức mai táng này, hiện đang được chính phủ Việt Nam khuyên lựa chọn để giúp không gây ô nhiễm môi trường, không tốn nhiều đất nghĩa trang hoặc cải táng,….trong khi xã hội đang ngày càng phát triển gia tăng dân số.
Đồng thời, với hình thức mai táng này trong những tư liệu khảo cổ học cũng cho thấy tục hỏa táng đã có trong nền văn hóa Sa Huỳnh vì tìm thấy những mộ chum chứa tro cốt. Hiện vẫn chưa khẳng định được đây xuất phát từ tín ngưỡng bản địa hay du nhập từ bên ngoài.
3. Huyền táng (táng treo)
Hình thức này còn được gọi là tục táng treo. Một hình thức chôn người chết không được phổ biến rộng rãi tại nhiều nơi những được ông bà ta ngày xưa áp dụng. Theo cách này, người ta để thi thể người chết lộ thiên, hoặc để nằm trên một tấm phên hoặc nằm trong quan tài hình thuyền. Cụ thể:
– Đặt quan tài trên chạc ba một cái cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây.
– Đặt quan tài dưới vòm mái đá hay trong hang đá ở lưng chừng núi, có khi đặt nằm sâu trong hang động. Những hang động thường nằm gần sông, có rào chắn cẩn thận, là hang thiên tạo hay do con người đào khoét. Hang được ngăn ra nhiều phòng, tạo chỗ để nhiều quan tài.
– Dùng những đoạn gỗ to ghim vào vách núi làm điểm tựa cho quan tài hoặc cắm một đầu quan tài vào những hốc đá trên lưng chừng núi,.
Hiện nay, hình thức mai táng này không còn được áp dụng ngày nay vì gây nên ô nhiễm môi trường, bệnh dịch….nên không còn được khuyến cáo đến từ Chính phủ.
4. Thủy táng
Đây là hình thức trực tiếp thi thể người mất xuống sông, biển, hồ….nhưng hiện nay hình thức này không còn vì gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất đắc dĩ vẫn còn sử dụng, bởi nó liên quan đến điều kiện và môi trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này. Thủy táng không chỉ có ở Việt Nam mà khá phổ biến ở những cư dân ven biển, trên các đảo nhỏ ở vùng Đông Nam Á (cả những vùng thuộc văn hóa Đông Nam Á cổ đại)
5. Thiền táng (tượng táng)
Thiền táng (táng trong tư thế ngồi thiền) hay tượng táng (làm thành tượng để táng) là một hình thức rất hiếm hiện nay chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt chỉ thấy ở những nhà sư Phật Giáo, các tượng nhà sư sẽ vẫn còn nguyên vẹn xương cốt, nội tạng…. và được đặt trong tư thế thiền định.
Ở Việt Nam hiện tại chỉ có hai trường hợp đặc biệt sử dụng hình thức mai táng này là nhà sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, tức Thành Đạo Tự, thuộc làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Vậy tang lễ có khác gì so với mai táng không?
Tang lễ cũng là một cụm từ được sử dụng để nói lên các nghi thức, hoạt động được diễn ra trong 3 ngày dành cho người đã khuất. Và nó mang ý nghĩa bao hàm tổng quát của tất cả các hoạt động, nghi thức được diễn ra trong suốt thời gian đám tang. Còn đối với mai táng chỉ là một hành động chôn cất người đã khuất với các hình thức khác nhau. Và mai táng nó cũng nằm trong tang lễ và là một phần quan trọng của tang lễ. Do đó, để tránh bị nhầm lẫn, gia đình nên tìm hiểu trước các thuật ngữ để được sử dụng đúng hơn.
Một tang lễ hoàn chỉnh sẽ bao gồm các nghi thức:
- Nhập quan
- Phát tang
- Lễ cúng viếng
- Động quan
- Di quan
- Hạ huyệt (hình thức mai táng nằm ở phần này)
Hi vọng với các thông tin phân tích đến từ Trại hòm Duyên Thuận Thọ có thể giúp cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về hai cụm từ này cũng như sử dụng chúng một cách đúng đắn nhất.
Bên cạnh đó, Trại hòm Duyên Thuận Thọ cũng hân hạnh là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ tang lễ chuẩn và tốt nhất tại TP.HCM được nhiều gia đình tang quyến tin chọn. Do đó, để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp các dịch vụ tang lễ trọn gói, quý gia đình tang quyến có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.
Vì sao gia đình bạn nên lựa chọn dịch vụ tại Trại hòm Duyên Thuận Thọ?
- Nơi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu – Cam kết 100% hài lòng
- Báo gói dịch vụ rõ ràng, minh bạch, bán đúng sản phẩm gia đình chọn
- Với những dịch vụ mai táng chuyên nghiệp, chỉnh chu giúp cho lễ an táng của gia chủ thật sự trang trọng.
- Giá cả phù hợp với những chi phí tại gốc, không qua trung gian, Thiện Đức nhận thanh toán sau tang lễ
- Đúng giờ trong các lễ nghi của lễ an táng.
- Với sứ mệnh: “Tận tâm – Lịch sự - nhã nhặn – thân thiện”. Trại hòm Duyên Thuận Thọ rất mong được phục vụ, chia sẻ cùng nỗi buồn với gia quyến trong những ngày đau buồn của gia đình. Để được biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ tại Trại hòm Duyên Thuận Thọ quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0906862203 hoặc fanpage của Trại hòm Duyên Thuận Thọ
-------------------------------------------
Trại hòm Duyên Thuận Thọ
Địa chỉ: 113a Lê Lư, Phú Thọ Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0906862203
Email: dvtlduyenthuantho@gmail.com